Tiền điện tử và tiền ảo khác nhau thế nào?

(NĐ&ĐS) - Tại Hội nghị toàn cảnh ngành Ngân hàng do Thời báo kinh tế Sài Gòn tổ chức, vấn đề tiền điện tử thu hút đông đảo sự chú ý của các đại biểu tham dự

f04d74e08e
Ảnh minh họa

Tiền ảo như Blockchain hay Bitcoin tại nước ta đã được đông đảo người dân biết đến và sử dụng như một hình thức đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho loại tiền này ở Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Trước hết cần phải phân biệt rạch ròi: Tiền ảo và tiền điện tử là hai khái niệm tách biệt nhau hoàn toàn. 

Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành.

Tiền ảo: Là loại Tiền không thể cầm nắm được, không có hình hài vật lý cụ thể và được sử dụng trên môi trường điện tử thì được gọi là Tiền ảo; Là loại không có giá trị thực, không được bảo lãnh bởi Tiền mặt, vàng, và các tài sản có giá; Là loại tiền thường sử dụng để thanh toán, mua đồ trong các trò chơi điện tử, mỗi loại trò chơi có một loại tiền khác nhau và chúng không thể dùng để trao đổi cho nhau hoặc đem ra ngoài môi trường điện tử để mua các sản phẩm dịch vụ khác được.

Theo phát biểu của Ông Phạm Tiến Dũng- Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì thông tin mới nhất ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 10 về giao dịch tiền ảo, trong đó nêu rõ các ngành Ngân hàng, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các hoạt động liên quan không được sử dụng tiền ảo.

Cũng theo Vụ trưởng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành chỉ thị 02, trong đó quy định rõ: Tất cả các ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước quản lý không cung cấp dịch vụ thanh toán, quyết toán, bù trừ vào các giao dịch liên quan tiền ảo, tăng cường công tác bảo mật đối với các giao dịch đáng ngờ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra Đề án 25 nhằm thúc đẩy giao dịch tiền điện tử, giảm giao dịch tiền mặt- điều kiện tiên quyết đề giảm các loại phí Ngân hàng. 

Đề án 25 sẽ tập trung vào 2 vấn đề chính: Thanh toán Dịch vụ công; Xây dựng tiêu chuẩn, hạ tầng đồng bộ cho giao dịch điện tử,...

Cũng tại Hội nghị, Ngân hàng Nhà nước đã công bố con số tăng trưởng trên 30% của năm 2017 so với 2016 trong mảng thanh toán liên ngân hàng và con số trên 50% đối với dịch vụ thanh toán bằng Moblie và Internet Banking. Đây là những tín hiệu lạc quan cho thấy xu hướng gia tăng các dịch vụ giao dịch điện tử trong nướ,

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục nhấn mạnh phương hướng tích hợp hệ thống Ngân hàng với các Nhà cung cấp Dịch vụ, nâng cao tiện tích cơ bản cho người dùng cũng như đẩy mạnh giải pháp truyền thông đồng bộ, bài bản, ... góp phần thúc đẩy giao dịch điện tử.

Có thể nói, cho tới thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, mới chỉ có tiền điện tử là được chấp nhận rộng rãi và có đầy đủ hành lang pháp lí lưu hành. Đồng thời lại đang có nhiều cơ chế khuyến khích sử dụng hướng tới mục tiêu an toàn và tiện lợi cho người dùng.

Chi Chi

Link nội dung: https://nhandaoonline.vn/tien-dien-tu-va-tien-ao-khac-nhau-the-nao-a10636.html